Wednesday 24 September 2014

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP, VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP VÀ KHÓA LUẬN

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP, VIẾT BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP VÀ KHÓA LUẬN

Đợt thực tập của sinh viên khóa 12 liên thông có 2 giai đoạn:
-         Giai đoạn 1: thực tập tốt nghiệp và viết Báo cáo thực tập
(từ 05/10/2013 đến 14/02/2014) – nộp Báo cáo thực tập tốt nghiệp 15/02/2014.
Nộp 1 bản trực tiếp cho giảng viên hướng dẫn cùng Nhật ký thực tập.
-         Giai đoạn 2: viết khóa luận tốt nghiệp
Đăng ký đề tài: trước ngày 05/10/2013
Nộp Khóa luận ngày 02/04/2014 nộp 2 bản và 1 đĩa CD cho giáo vụ khoa
Từ 12 - 19/04/2014 bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
Trong giai đoạn 1, sinh viên tìm hiểu thực trạng tổ chức các phần hành kế toán của doanh nghiệp (từ 3 phần hành trở lên, khuyên khích sinh viên tìm hiểu tất cả các phần hành kế toán của doanh nghiệp), trong đó tìm hiểu kỹ 1 phần hành để làm cơ sở cho đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Giai đoạn 2 sinh viên viết Khóa luận tốt nghiệp theo một phần hành kế toán (đề tài) nhất định tại đơn vị thực tập.
Lưu ý: Sinh viên cần liên hệ thực tập trong khoảng thời gian cho cả 2 giai đoạn (từ ngày 05/10/2013 – 31/3/2014) vì giai đoạn 2 vẫn có thể phải thu thập thêm các số liệu cần thiết cho viết khóa luận.
I.  Hướng dẫn chọn địa điểm thực tập:
Chọn địa điểm thực tập có vai trò quan trọng đối với chất lượng của báo cáo thực tập và khóa luận. Địa điểm thực tập cần đáp ứng các yêu cầu sau:
1.Đơn vị thực tập phải được thành lập và hoạt động liên tục từ 5 năm trở lên.
2.Đơn vị thực tập phải hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, hành chính sự nghiệp (ưu tiên đơn vị hành chính sự nghiệp có thu).
3.Đơn vị thực tập phải đang hoạt (không tạm ngừng hoạt động) và có quy mô không quá nhỏ (vốn trên 5 tỷ, lao động trên 50 người)).
4.  Không chọn các đơn vị dịch vụ tư vấn, NCKH, cho thuê tài chính, ngân hàng, các tổ chức tín dụng.
5. Ưu tiên chọn đơn vị thực tập có người quen, người nhà làm việc hoặc giới thiệu vì sẽ thuận lợi hơn trong thu thập tài liệu kế toán.
 6. Nếu có nhiều đơn vị thực tập để lựa chọn thì chọn theo thứ tự ưu tiên sau: đơn vị SX công nghiệp, đơn vị xây lắp, đơn vị SX khác, đơn vị thương mại, xuất nhập khẩu, các DN dịch vụ du lịch, khách sạn nhà hàng, vận tải, bưu chính viễn thông, các trường học, bệnh viện, các cơ quan tổ chức đoàn thể…
II.   Hướng dẫn chọn đề tài khóa luận:
Đề tài khóa luận phải phù hợp với chuyên ngành kế toán, phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị thực tập và góp phần giải quyết các vấn đề (yếu kém) của thực tiễn đặt ra đối với đơn vị thực tập.
Với mục đích nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, sinh viên chuyên ngành kế toán không chọn các đề tài thuộc về phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích báo cáo tài chính hay kiểm toán.
Các đề tài thường gặp:
1.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (áp dụng được đối với tất cả các đơn vị sử dụng nhiều lao động)
2. Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (trong DN SX)
3.Kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm (trong DN công nghiệp)
4. Kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình (trong DN xây lắp)
5. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và kết quả tiêu thụ
6.Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
7. Kế toán lưu chuyển hàng hóa (trong DN thương mại nội địa)
8. Kế toán các nghiệp vụ xuất nhập khẩu
9. Kế toán xác định và phân phối kết quả kinh doanh
10. Kế toán thu chi và chênh lệch thu chi (trong các đơn vị hành chính sự nghiệp)
11. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dịch vụ ….
12. Kế toán các nghiệp vụ thuế tại doanh nghiệp….
13. Kế toán tài sản cố định (hữu hình) và bất động sản đầu tư….
14. Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán …
Ngoài các đề tài kể trên sinh viên có thể chọn đề tài khác nhưng phải được sự chấp thuận của giảng viên hướng dẫn.
Sinh viên có thể tham khảo đề cương chi tiết viết khóa luận theo các đề tài trên tại Web Khoa theo đường link: www.donga.edu.vn/ketoan nhấn mục thực tập thực hành (bên phải màn hình). Các đề cương mang tính hướng dẫn, sinh viên có thể thay đổi bố cục hoặc bổ sung nêu thấy phù hợp hơn nhưng phải được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn.
III.    Hướng dẫn chung viết Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại (tên đơn vị thực tập)
1.1.           Giới thiệu (tổng quan về) đơn vị thực tập: (5-10 trang)
1.1.1.     Quá trình hình thành và phát triển (đơn vị thực tập): nêu được năm thành lập, trụ sở, mã số thuế, lĩnh vực kinh doanh, vốn điều lệ, số lao động, mặt bằng SXKD, các thời kỳ hoạt động (theo mốc chung của nền kinh tế và các mốc tách nhập, đổi tên của doanh nghiệp, một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của DN trong một số năm gần đây  - ít nhất 3 năm – số liệu càng cập nhật càng tốt (Tổng doanh thu, tổng chi phí, số lao động bình quân, vốn bình quân, nộp ngân sách, lợi nhuận sau thuế, thu nhập bình quân 1 lao động/tháng).
1.1.2.     Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: vẽ sơ đồ bộ máy quản lý (kể cả các bộ phận sản xuất) và thuyết minh nhiệm vụ của từng cá nhân trong Ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng.
1.1.3.     Quy trình công nghệ sản xuất, dịch vụ (nếu là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ): vẽ sơ đồ và thuyết minh.
1.1.4.      
1.2.           Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại đơn vị thực tập:
1.2.1.     Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: mô hình tổ chức, vẽ sơ đồ và thuyết minh nhiệm vụ của các bộ phận kế toán
1.2.2.     Đặc điểm tổ chức hệ thống chứng từ, sổ kế toán: nêu tên các chứng từ sử dụng, hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị thực tập (vẽ sơ đồ minh họa), nêu tên các sổ chi tiết áp dụng tại DN, các báo cáo tài chính, quản trị (ngoài các báo cáo bắt buộc theo chế độ quy định).
1.2.3.     Thực trạng  một số phần hành kế toán tại DN:
1.2.3.1.          Thực trạng kế toán (phần hành…)
1.2.3.2.          Thực trạng kế toán (phần hành…)
1.2.3.3.          …………..
Lưu ý: Sinh viên cần trình bày sao cho thấy rõ quy trình kế toán, trình tự ghi chuyển và tổng hợp số liệu, các số liệu thu thập phải cùng một kỳ càng cập nhật càng tốt, các số liệu và dữ liệu phải nhất quán giữa các chứng từ, sổ sách và báo cáo có liên quan.  VD: mã số thuế của cùng 1 đơn vị phải giống nhau trong các chứng từ khác nhau.
Chương 2: Nhận xét và đề xuất
2.1. Nhận xét: (càng kỹ càng tốt)
- Các ưu điểm
- Một số hạn chế
2.2. Một số ý kiến đề xuất: (nên có khoảng 3 đề xuất trở lên)
-  Đề xuất 1: cơ sở của đề xuất, nội dung đề xuất, hiệu quả đề xuất.
- Đề xuẩt 2
………
2.3. Một số kiến nghị - nếu có (với cơ quan chủ quản, các cơ quan chức năng của nhà nước, địa phương)
IV.     Hướng dẫn chung viết khóa luận tốt nghiệp:
Tùy theo đề tài mà nội dung chính của khóa luận sẽ có bao nhiêu chương (phần). Phần lớn nội dung chính của các khóa luận thuộc ngành kế toán có kết cấu 3 chương trình bày theo trình tự sau:
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài (nêu rõ đề tài gì)
Hệ thống các vấn đề lý luận của đề tài gồm các khái niệm cơ bản, đặc điểm, phân loại các đối tượng nghiên cứu, các phương pháp tính toán (tính giá) áp dụng cho các đối tượng, các chế độ chính sách quy định cho lĩnh vực nghiên cứu, các chứng từ thủ tục, các sổ chi tiết, các TK sử dụng và phương pháp hạch toán (định khoản), các sổ tổng hợp, các quan hệ đối chiếu giữa các sổ…, các báo cáo (nếu có)
Chương II: Thực trạng của đề tài tại (doanh nghiệp, địa phương, ngành…)
Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp (địa phương, ngành…) như sự hình thành và quá trình phát triển, các chỉ tiêu phản ánh quy mô và kết quả hoạt động trong một số năm gần đây, tổ chức bộ máy quản lý, đặc điểm quy trình công nghệ (nếu là đề tài về quản trị chi phí giá thành), tổ chức bộ máy kế toán, hình thức kế toán (nếu là đề tài kế toán)…(tối đa 10 trang – chuyển từ báo cáo thực tập sang)
Tiếp theo nêu thực trạng kế toán của đề tài tại đơn vị thực tập. Thực trạng được trình bày cũng theo trình tự như chương I – Lý thuyết nhưng chỉ đưa ra các dữ liệu thực tế, giải trình rõ các nét đặc thù, quy trình kế toán và nhận xét – mục này cần được viết kỹ càng với khối lượng ít nhất 30 trang, có các ví dụ, mẫu biểu chứng từ, sổ sách thực tế của cùng một kỳ minh họa, sao cho người đọc hiểu được quy trình kế toán của phần hành thuộc phạm vi đề tài tại đơn vị thực tập
Chương III: Các giải pháp (ý kiến đề xuất) nhằm hoàn thiện …..
Đánh giá những mặt ưu nhược của thực trạng tại đơn vị thực tập, định hướng phát triển của đơn vị, sự thay đổi của môi trường => đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
Các giải pháp đều phải có tên gọi của giải pháp, cơ sở đề xuất giải pháp (lý do, nguyên nhân), nội dung giải pháp (có minh họa bằng các ví dụ, các bảng biểu, các tính toán định lượng), các điều kiện thực hiện giải pháp, hiệu quả kinh tế xã hội của giải pháp (nếu ước tính được bằng số liệu thì càng tốt). Cuối chương III cũng có thể (không nhất thiết phải có) nêu ra các kiến nghị đối với các cơ quan chủ quản, cơ quan chức năng của Nhà nước và cơ quan quản lý địa phương. Các kiến nghị phải hợp lý và khả thi, có hiệu quả trên cả góc độ vi mô và vĩ mô.
Để bảo đảm chất lượng khóa luận, số lượng giải pháp nên có là khoảng 3 – 10 giải pháp. Phần nhận xét đánh giá nên gói gọn trong 10 trang trở lại, phần giải pháp cần giải thích kỹ càng và trình bày trên 10 trang (càng nhiều nội dung càng tốt). Các kiến nghị (nếu có) không nên quá 5 trang
Lưu ý: các nhận xét ưu nhược và các giải pháp phải thuộc phạm vi đề tài, giải pháp phải nhằm khắc phục các hạn chế đã nêu trong phần nhận xét, phải xuất phát từ đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị,  các ý tưởng của giải pháp phải được triển khai càng cụ thể càng tốt nhằm bảo đảm tính khả thi của giải pháp (tránh chung chung thế nào cũng trúng đối với bất kỳ đơn vị nào).  VD: sinh viên đề xuất giải pháp mở sổ chi tiết theo dõi thanh toán với người mua nước ngoài thì cần đưa ra mẫu sổ, phương pháp ghi sổ, luân chuyển chứng từ dùng ghi sổ…
V.     Các yêu cầu đối với một báo cáo:
1.      Hình thức phải có đầy đủ các mục trình bày theo trình tự như yêu cầu.
2.      Có bố cục cân đối hài hòa giữa các nội dung chính, bảo đảm tính logic và nhất quán.
3.      Lời mở đầu nêu sự cần thiết, ý nghĩa của đề tài, phạm vi nghiên cứu của đề tài, bố cục nội dung chính của đề tài.
4.      Nội dung chính trình bày theo trình tự logic đi từ chi tiết đến tổng hợp, theo thứ tự thời gian phát sinh, có kết nối giữa các phần. Cuối mỗi chương nên dành khoảng ½ - 1 trang tóm tắt nội dung của chương và giới thiệu chuyển tiếp sang chương mới.
5.      Tiêu đề của các chương mục tiểu mục phải phù hợp với nội dung trình bày trong chương mục và tiểu mục đó. Với mỗi nội dung đều được giải trình rõ ràng, suy luận một cách logic.
6.      Các bảng biểu sơ đồ đều phải được đánh số, có tên gọi, có đơn vị tính xác định, có kỳ kế toán xác định.Số liệu, dữ liệu của các chứng từ, bảng biểu, sổ sách có liên quan phải khớp với nhau.
7.      Các Bảng tổng hợp, Bảng tính phái có đầy đủ số liệu cộng dòng và cộng cột (theo quy định cho Bảng đó).Các dẫn chứng, số liệu phải được chỉ ra nguồn gốc rõ ràng. Các tài khoản minh họa phải có đầy đủ số dư (nếu có), tổng phát sinh.
8.      Tránh viết một ý lặp đi lặp lại ở nhiều nội dung khác nhau. Văn viết cần xúc tích, cô đọng, mạch lạc, đúng chính tả, không có hoặc có rất ít lỗi in ấn.
9.      Các giải pháp phải có tên gọi cụ thể, có giải thích cơ sở đề xuất giải pháp, phải nhằm giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với nhận xét đánh giá ưu nhược trước đó, nêu ý nghĩa (hiệu quả kinh tế xã hội của giải pháp. Các giải pháp chính phải phù hợp với nội dung của đề tài.
10.    Kết luận cần tóm tắt các nội dung và kết quả đạt được của khóa luận.


     







No comments:

Post a Comment